Bước 1 – Kiểm tra bề mặt tường
Sau khi bề mặt tường đã được trét xi măng và trước khi đưa vào thi công sơn nước thì cần kiểm tra bề mặt tường xem có bị lồi lõm hay xen lẫn các loại tạp chất hay không. Sử dụng đá mài để làm nhẵn tường hoặc loại bỏ các tạp chất trước khi thi công bột trét giúp cho lớp bột trét tường bám dính hơn.
Đối với tường cũ cần cạo bỏ các lớp sơn bị nấm mốc và có khả năng bong tróc để đảm bảo độ bám dính tốt nhất cho lớp sơn mới.
Bước 2 – Kiểm tra độ ẩm
Độ ẩm tường quyết định rất nhiều đến quá trình thi công cũng như chất lượng lớp sơn nước khi hoàn thiện. Bề mặt tường chưa khô sẽ khiến hơi ẩm vẫn tiếp tục thoát ra ngoài sau khi sơn khiến cho bề mặt sơn bị phồng rộp và bong tróc hoặc sinh ra nấm mốc trong quá trình sử dụng. Thông thường người thợ sơn sẽ dùng kinh nghiệm để xác định xem tường có đủ điều kiện để sơn hay chưa, tuy nhiên để đảm bảo chắc chắn chính xác bạn nên sử dụng máy đo độ ẩm để đo.
Độ ẩm tường cần được kiểm tra trong 2 giai đoạn:
- Giai đoạn trước khi trét bột: độ ẩm chuẩn 22 – 28%.
- Giai đoạn sau khi trét bột và tiến hành sơn: độ ẩm chuẩn 18 – 22%.
Bước 3 – Trét bột
Bột trét tường không chỉ là lớp trung gian giữa bề mặt tường và sơn nước mà nó còn giúp che phủ các khuyết điểm của tường bê tông đồng thời đảm bảo cho màu sơn được phát huy tối đa nhất. Ngoài ra, bề mặt tường có trét bột sẽ giúp tiết kiệm được lượng sơn phủ đáng kể do khả năng bám dính của bột trét là cao hơn nhiều so với bề mặt xi măng.
Các loại bột trét tường khác nhau sẽ có những định mức cũng như cách pha trộn khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Nên sử dụng lượng bột trét vừa phải, khuấy đều bột trét bằng máy và thi công trong vòng 1 – 2 giờ.
Để đảm bảo hiệu quả cần thi công 2 lớp bột trét và cách nhau từ 1 – 2 giờ. Sau khi trét bột trét khoản 24 giờ, dùng giấy nhám mịn để làm sạch và loại bỏ khuyết điểm trên bề mặt tường.
Bước 4 – Lăn sơn lót
Các loại sơn lót hiện nay có khả năng chống kiềm, nấm mốc và chống thấm rất tốt, giúp tạo một lớp bảo vệ cho bề mặt tường khỏi các tác động xấu từ nước mưa hoặc các vi khuẩn gây hại giúp kéo dài tuổi thọ cho lớp sơn phủ bên ngoài. Sử dụng súng phun hoặc rulo để thi công sơn lót sau khi đã hoàn thiện bước thứ 3.
Bước 5 – Sơn phủ
Các loại sơn hiện nay, nhà sản xuất thường khuyến nghị số lớp sơn phủ là 2 lớp cách nhau khoản 2 – 3 giờ để đảm bảo màu sơn được đẹp nhất. Có thể thi công sơn phủ bằng rulo hoặc súng phun, sử dụng các loại cọ nhỏ để thi công vách hoặc các đường viền. Các thông số về định mức sơn, mã màu sơn, độ dày màn sơn tùy thuộc vào từng loại sơn cụ thể cần tham khảo chi tiết trong quá trình thi công.
Những lưu ý trong quá trình thi công
- Tùy thuộc vào điều kiện môi trường thực tế trong quá trình thi công mà thời gian giữa các bước có thể khác nhau.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công như: mang thiết bị an toàn lao động đầy đủ, an toàn giàn giáo, thiết bị hỗ trợ khí trong môi trường độc hại…
- Trong trường hợp sơn dính vào mắt, rửa sạch bằng nước sạch và đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra.
- Bảo quản sơn nơi khô ráo thoáng mát, không đổ sơn vào nước sinh hoạt hoặc cống rãnh.
admin@admin.com –
xxxxxxxxxxxx
admin@admin.com –
xxxxxxxxxxxx
admin –
123123